fitobimbi’s blog

Fitobimbi hỗ trợ trẻ biếng ăn ăn ngon hơn, tăng cường đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh không bị ốm vặt để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ phải làm sao?

Bé sơ sinh bị đầy hơi, quấy khóc, thậm chí nôn trớ khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh đầy bụng có thực sự đáng lo ngại không. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả, giúp cha mẹ bớt căng thẳng mỗi khi trẻ gặp tình trạng đầy hơi.

Tham khảo thêm: Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Trị

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đầy bụng khó tiêu

Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị đầy hơi do không khí đi vào đường tiêu hóa. Ví dụ như trường hợp trẻ bú bình và nuốt không khí. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng.

Trẻ nuốt không khí

Việc cho trẻ bú không đúng cách, bú mẹ sai tư tế hoặc trẻ bú bình ở một tư thế nhất định sẽ khiến trẻ nuốt một lượng khí lớn vào bụng. Thậm chí, trẻ có thể nuốt không khí chỉ vì “hóng hớt” chuyện nhiều dẫn đến đầy bụng.

Trẻ quấy khóc nhiều

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt phải khí khi khóc. Nếu điều này khiến trẻ bị đầy hơi, bạn có thể nhận thấy tiếng trẻ thở ra sau khi khóc. Hãy chú ý nhận biết liệu khí đang gây ra tiếng khóc của trẻ hoặc liệu việc khóc có phải làm nguyên nhân gây ra tiếng thở đó hay không. Cho nên bạn cần nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của trẻ để giúp trẻ xoa dịu nhanh chóng cơn khó chịu đó càng sớm càng tốt.

 

f:id:fitobimbi:20201027173445j:plain

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt phải không khí khi khóc

Gặp bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa

Khi trẻ bị đầy bụng kéo dài, đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang không được ổn. Ví dụ như trẻ bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày… Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn nếu tình trạng trẻ bị đầy bụng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày của trẻ.

Hệ tiêu hóa còn non yếu

Cơ thể trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa non nớt đang học cách tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, trẻ thường có xu hướng dung nạp nhiều khí hơn, dẫn đến tình trạng khí dư tích tụ trong hệ tiêu hóa nhiều hơn. Cho nên trẻ mới thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu.

Virus đường tiêu hóa

Đôi khi vi-rút gây ra các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như đầy hơi, nôn mửa và tiêu chảy.

Trẻ tập làm quen thức ăn mới

Ở những trẻ lớn hơn ăn thức ăn đặc, thức ăn mới có thể gây nên tình trạng đầy hơi. Đối với trẻ sơ sinh tình trạng đầy bụng có thể là một dấu hiệu điển hình khi trẻ không hợp loại thức ăn nào đó.

Dấu hiệu và triệu chứng tích tụ khí dư ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi là hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh thì đầy hơi không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Dấu hiệu trẻ bị đầy hơi đó là:

Trẻ quấy khóc

Khi bị đầy hơi trẻ thường cảm thấy khó chịu, cong lưng, quấy khóc hoặc ngủ không ngon giấc. Mẹ hãy lưu ý vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang cảm thấy khó chịu vùng bụng.

Ợ hơi

Dấu hiệu tiếp theo khi trẻ bị tích tụ khí dư trong bụng đó là ợ hơi liên tục. Đây là phản ứng giúp loại bỏ khí dư để tạo cảm giác thoải mái cho vùng bụng của trẻ.

f:id:fitobimbi:20201027173955j:plain

Trẻ ợ hơi nhiều là do bị đầy hơi

Trẻ xì hơi nhiều

Nếu thấy trẻ xì hơi nhiều hơn bình thường thì rất có thể trẻ đã bị đầy hơi. Một số trường hợp trẻ sẽ bị táo bón, hay tiêu chảy khi gặp tình trạng đầy hơi kéo dài.

Nôn trớ

Dấu hiệu tiếp theo của chứng đầy hơi ở trẻ đó là nôn trớ kèm theo ợ hơi. Điều này thể hiện rõ nhất sau khi trẻ vừa bú. Khi trẻ bú quá nhiều, hoặc do thành phần của sữa công thức cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị nôn trớ hơn. Và đây cũng chính là dấu hiệu của việc trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.

Tại sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi gây đau và khó chịu?

Thông thường, khí không phải là vấn đề và không gây đau đớn hay khó chịu vì nó được đẩy nhanh chóng và dễ dàng qua hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường có đường ruột còn rất non nớt. Các cơ hỗ trợ tiêu hóa không phát triển đồng đều để di chuyển thức ăn hiệu quả như đường tiêu hóa. Hơn nữa, trẻ sơ sinh thiếu hệ vi khuẩn có lợi ( probiotics ) để hỗ trợ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Khí có tính nổi và dễ bị kẹt trong ruột nên cần được hỗ trợ để thoát ra bên ngoài. Khí hoạt động như một chiếc nút chai, ngăn chặn dòng chảy của dịch vì và áp suất tích tụ gây ra chứng đầy bụng ở trẻ. Hệ tiêu hóa non nớt của bé không thể đối phó hiệu quả được hiện tượng này. Khi các túi khí hình thành trong dạ dày có thể khiến bụng chướng lên và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ.

f:id:fitobimbi:20201027174136j:plain

Tại sao trẻ sơ sinh quấy khóc khi bị đầy hơi, chướng bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên ăn gì?

Nếu bạn đang cho con bú, một số loại thực phẩm gây đầy hơi mà bạn ăn cũng có thể khiến trẻ bị đầy hơi.

Những thực phẩm mẹ cho con bú nên ăn

Các loại rau, quả: Bí đỏ, ngô, măng tây, cần tây, cà tím, ngô, bí ngòi, nấm
Một số loại củ: Cà rốt, khoai lang
Một số loại quả: Táo, đu đủ, bơ, lê, chuối,
Và đặc biệt mẹ cho con bú đừng quên uống nhiều nước nhé!

Thực phẩm mẹ cho con bú không nên ăn khiến trẻ đầy hơi

Thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là bất kỳ thực phẩm nào có chứa cám
Trái cây như mơ, đào, mận khô, cam, quýt
Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải bruxen, atiso và bắp cải
Thực phẩm giàu tinh bột khác như ngô và mì ống
Sản phẩm từ sữa
Sô cô la, đồ uống có ga và caffein

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa?

Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và thường là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Bạn chỉ cần chú ý tránh những loại thực phẩm nêu trên để không gây nên tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, hãy ghi lại những loại thức ăn và chú ý xem liệu thức ăn nào gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ, để tránh ăn vào lần sau đó.

Trẻ bú sữa công thức cũng có thể khiến trẻ bị đầy bụng. Vì quá trình pha sữa công thức có thể làm xuất hiện bọt khí trong sữa, làm tăng nguy cơ trẻ bị đầy hơi. Hơn nữa, hãy dùng sữa công thức dạng lỏng pha sẵn hoặc đợi sữa công thức lắng xuống vài phút trước khi cho bé bú.

Một số trẻ có thể nhạy cảm với các thành phần sữa công thức, chẳng hạn như đậu nành hoặc đường lactose. Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2011 cho rằng việc cho trẻ ăn sữa công thức có hàm lượng lactose thấp dễ tiêu hóa có thể làm dịu chứng đầy hơi và đau bụng. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của trẻ trước khi thay đổi sữa công thức và tìm được loại sữa phù hợp cho trẻ.
Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, hãy ghi nhật ký thức ăn. Điều này có thể giúp xác định sự nhạy cảm với thực phẩm gây ra tình trạng đầy bụng cho trẻ là thực phẩm nào.

f:id:fitobimbi:20201027174237j:plain

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa?

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu

Ngay cả với quy trình cho ăn hoàn hảo, bé vẫn có thể cảm thấy khó chịu do khí bị mắc kẹt và khiến bé bị nấc cụt . Ợ hơi không phải lúc nào cũng hiệu quả vì khí hình thành trong ruột cũng như dạ dày nên đôi lúc không thoát được ra bên ngoài. Nếu trẻ vẫn có biểu hiện đầy hơi, các liệu pháp bên ngoài sau đây có thể giúp tống khí ra ngoài khi được áp dụng khoảng 30 phút sau khi bú hoặc khi bắt đầu có triệu chứng.

Cho trẻ bú theo góc nghiêng

Nếu cho trẻ bú mẹ, hãy giữ đầu và cổ của trẻ cao hơn bụng khi bú. Nếu trẻ bú bình, hãy cho trẻ bú theo phương thẳng đứng và hơi nghiêng đầu bình để không khí có thể bay lên trên, sữa cần được che hoàn toàn núm vú. Sử dụng bình sữa có đường cong hoặc có núm thoát hơi tự nhiên, cũng giúp giảm tình trạng đầy hơi ở trẻ.

Vỗ ợ hơi trong và sau khi cho trẻ bú

Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho trẻ ợ hơi ở tư thế ngồi như một lựa chọn ban đầu nhưng bạn cũng có thể cho trẻ ợ hơi bằng cách bế trẻ thẳng đứng hoặc qua vai. Hãy cho trẻ ợ hơi bằng cách đung đưa nhẹ nhàng ở tư thế ngồi. Thử cho trẻ ở hơi vào giữa hoặc sau khi trẻ đã bú xong để khí được đẩy ra bên ngoài. Hãy kiên nhẫn vì có thể mất vài phút để khí trong bụng trẻ sơ sinh thoát ra nhưng nếu trẻ không ợ hơi trong vòng vài phút thì có thể tiếp tục vỗ ợ hơi cho trẻ đến khi trẻ ợ hơi nhé!

Cho trẻ bú đúng cách

Đảm bảo rằng miệng của trẻ ngậm đúng cách và mỗi cữ bú không quá nhanh cũng không quá chậm. Tốt nhất nên cho trẻ bú ở tư thế thoải mái.

 

f:id:fitobimbi:20201027174324j:plain

Đảm bảo cho trẻ bú đúng cách để giảm đầy hơi.

Sử dụng bình sữa và sữa công thức phù hợp

Loại bình sữa tốt nhất sẽ có núm vú mềm, có đường viền dọc theo miệng và môi của bé, do đó ngăn không khí chảy theo sữa. Sữa nên chảy dần và chậm để trẻ có thời gian uống và nuốt mà không nuốt quá nhiều. Đôi khi, chuyển đổi công thức có thể giúp giảm các triệu chứng đầy hơi.

Bóng bầu dục

Đặt bé úp mặt xuống với tư thế nằm sấp trên cẳng tay, hai chân duỗi thẳng cổ tay và cằm đặt gần khuỷu tay. Trọng lực sẽ giúp tạo áp lực lên vùng bụng nhỏ, có thể giúp làm dịu và giải phóng khí. Hãy xoa lưng nhẹ nhàng để tạo thêm áp lực. Bạn cũng có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách đặt trẻ úp mặt vào chân của bạn trong khi bạn đang ngồi.

Thời gian nằm sấp

Hãy để trẻ dành thời gian nằm sấp khi bé thức và bạn hãy quan sát bé. Áp lực nhẹ nhàng của trọng lực có thể giúp đẩy khí bị mắc kẹt ra ngoài. Điều này cũng sẽ giúp bé phát triển sức mạnh cốt lõi, cánh tay và cổ của trẻ dễ dàng.

Xoa bóp nằm sấp

Trong khi trẻ nằm ngửa, nhẹ nhàng xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ rồi kéo hai tay xuống theo đường cong của bụng trẻ. Một số y tá nhi khoa sử dụng phương pháp mát-xa “I Love You” - sử dụng hai hoặc ba ngón tay và ấn nhẹ quanh bụng và đánh vần các chữ cái “I”, “L” và “U”. Lặp lại nhiều lần để giúp di chuyển khí bị mắc kẹt trong bụng trẻ.

f:id:fitobimbi:20201027174413j:plain

Massage giúp bé cải thiện tình trạng đầy bụng hiệu quả

Động tác đạp xe

Trong khi trẻ nằm ngửa, hãy từ từ cầm cả hai chân ra sau như thể đang đi xe đạp. Chuyển động tròn nhẹ nhàng tạo ra chuyển động trong ruột của trẻ, có thể giúp làm lỏng khí bị mắc kẹt.

Quấn tã

Nhiều trẻ sơ sinh được xoa dịu bằng cách quấn trẻ trong một chiếc tã hoặc khăn quấn. Bác sĩ nhi khoa tin rằng quấn tã mô phỏng cảm giác của trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ. Tạo cảm giác an toàn cho trẻ, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Núm vú giả

Một số trẻ sơ sinh được xoa dịu bằng cách ngậm núm vú giả, nhưng việc mút mạnh núm vú giả có thể góp phần vào việc nuốt phải không khí. Đảm bảo rằng trẻ không đói hoặc không thích thứ gì khác khi bạn sử dụng núm vú giả.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao? Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Trẻ sơ sinh thường xuyên bị đầy hơi là không thể tránh khỏi, nhưng khi tình trạng này trở nên dai dẳng và khó chịu, mẹ có thể chọn một số cách chữa đầy bụng cho bé sau đây:
Simethicone: là một loại thuốc được bán trên thị trường như một phương thuốc chống đầy hơi để giảm khí. Simethicone là một chất khử bọt có tác dụng liên kết các bong bóng khí với nhau và có thể dễ dàng đi qua hệ tiêu hóa hơn. Các chế phẩm simethicone thường chứa các thành phần tổng hợp và hương vị nhân tạo.
Nước chùm ngây: Trong hơn một trăm năm, nước chùm ngây đã là một phương thuốc đáng tin cậy để điều trị chứng đầy hơi cho trẻ sơ sinh.

Nước chùm ngây giúp trẻ giảm đầy bụng hiệu quả
Probiotics: Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc bổ sung probiotic cho trẻ em có thể giúp giảm bớt một số vấn đề về dạ dày của trẻ sơ sinh nếu được sử dụng trong khoảng thời gian vài tuần. Nếu bé đã bắt đầu ăn thức ăn đặc, việc đưa một chút sữa chua vào chế độ ăn uống của bé cũng sẽ giúp cho đường ruột của bé hoạt động hiệu quả hơn.
Sử dụng thảo dược: Bạn có thể tham khảo sản phẩm siro thảo dược Fitobimbi giúp trẻ giảm đầy bụng, khó tiêu hiệu quả. Thành phần gồm quả tiểu hồi, dịch chiết quả Carum, hoa cúc đức…được sản xuất tại Italy với dây chuyền công nghệ hiện đại, rất an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Natri Bicacbonat(hay còn gọi là Baking Soda) được sử dụng trong một số nhãn hiệu nước uống được bán dưới dạng thực phẩm chức năng. Hãy cẩn thận! Những chất này không được FDA quy định và nằm trong các hướng dẫn bổ sung chế độ ăn uống lỏng lẻo. Natri bicarbonate là một chất kiềm chống lại độ PH của axit dạ dày được tạo ra tự nhiên trong dạ dày của trẻ. Nó có thể tạm thời làm giảm một số khó chịu do trào ngược axit. Thật không may, natri bicarbonate được hấp thụ vào máu và có thể có tác dụng phụ không mong muốn. Vì lý do này, natri bicarbonate không được tiêu thụ bởi trẻ em dưới năm tuổi, như được ghi rõ trên hộp baking soda. Ngay cả đối với người lớn, nó không nên được sử dụng trong hơn hai tuần hoặc cho các tình trạng tái phát. Theo một số bác sĩ, natri bicarbonate có thể gây mất cân bằng điện giải ở trẻ sơ sinh, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng bé bị đầy bụng. Hy vọng các bậc cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cũng như cách phòng ngừa và điều trị chứng đầy bụng ở trẻ một cách hiệu quả nhất. Nếu thấy trẻ có tình trạng bất thường như đau bụng quằn quại, quấy khóc, nôn ói… do đầy bụng thời gian dài cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên gia để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Cách giúp trẻ biếng ăn chậm tăng cân, tăng cân nhanh chóng